Cách tính độ dốc mái tôn đơn giản, nhanh chóng
Contents
Việc dùng tôn lợp mái hiện nay đã rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Do tôn có những tính năng ưu việt, giá cả phải chăng, độ bền tốt. Tuy nhiên, nếu mái tôn không có độ dốc hợp lí sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng từ việc thấm dột. Vậy độ dốc mái tôn là gì? Cách tính độ dốc mái tôn ra sao là phù hợp?
Độ dốc mái tôn là gì?
Độ dốc mái tôn được hiểu là độ nghiêng của mái nhà theo tỷ lệ nhất định. Phù hợp với kết cấu của công trình, nhằm mục đích thoát nước, tránh việc ứ đọng nước trên mái gây hiện tượng thấm dột.
Sẽ có cách tính độ dốc mái tôn khác nhau đối với từng loại mái. Độ dốc lớn càng lớn sẽ có khả năng thoát nước càng nhanh, nhưng cũng sẽ tốn nhiều vật liệu hơn. Tuy nhiên độ dốc mái tôn còn phụ thuộc nhiều vào chất liệu được sử dụng để lợp mái. Thường độ dốc của mái tôn hợp lý nhất tối thiểu phải là 10%.
Theo từng thiết kế của công trình mà tỷ lệ (%) độ dốc mái tôn có thể thay đổi sao cho phù hợp. Nhưng về cơ bản thì phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về độ dốc mái, để việc thoát nước đạt hiệu quả nhanh nhất.
Các tiêu chuẩn thiết kế độ dốc mái tôn
Độ dốc mái tôn sẽ được xác định tùy vào từng kiểu kết cấu mái của các công trình khác nhau. Mỗi kiểu thiết kế công trình khác nhau sẽ có cách tính độ dốc mái tôn khác nhau.
Đối với nhà cấp 4
Nhà cấp 4 thường được thi công xây dựng trên diện tích đất có chiều rộng lớn. Vì vậy cần phải thiết kế độ dốc mái tôn lớn để cân xứng với ngôi nhà.
Thường thì nhà cấp 4 sẽ có độ dốc mái tôn tối đa là 20%. Tối thiểu 10%.
Độ dốc mái tôn nhà ống
Nhà ống thường được xây dựng trên diện tích đất có chiều dài lớn, chiều rộng nhỏ. Nhà ống thường chỉ lợp mái tôn cho tầng trên cùng. Nhà ống thường có độ dốc mái tôn chỉ từ 10% – 15% tùy vào diện tích cần lợp.
Lưu ý: Đối với nhà ống thì không nên lợp mái tôn với độ dốc lớn vì sẽ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn, đồng thời không giảm được tiếng ồn khi trời mưa.
Độ dốc mái tôn nhà xưởng
Nhà xưởng thường được xây dựng trên diện tích bề mặt lớn. Nên độ dốc mái tôn đối với nhà xưởng tối thiểu 10%, tối đa 30%.
Lợp mái cho nhà xưởng cần sử dụng những vật liệu đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Ốc vít để lợp mái tôn nên là loại ốc vít làm từ thép không gỉ mạ crom. Có thể sử dụng thêm keo kết dính để lợp mái tôn cho nhà xưởng.
Cách tính độ dốc mái tôn
Tuỳ thuộc vào vật liệu lợp tôn khác nhau mà cách tính độ dốc mái tôn được quy định :
- Mái lợp fibrô ximăng có độ dốc từ 30% đến 40%.
- Mái lợp tôn múi có độ dốc từ 15% đến 20%.
- Mái lợp ngói có độ dốc từ 50% đến 60%.
- Mái lợp tấm bê tông cốt thép có độ dốc từ 5% đến 8%.
Công thức tính độ dốc
– Tính độ dốc mái tôn với công thức: i = H / L x 100%
Trong đó :
- i là độ dốc
- H là chiều cao mái
- L là chiều dài của mái.
Ví dụ:
Có chiều cao mái tôn (H) = 1m, chiều dài mái tôn (L) = 10m
=> i = 1 / 10 x 100% = 10%. Vậy độ dốc mái là 10%
– Cách tính độ dốc mái tôn bằng công thức tìm góc dốc alpha: alpha = arctan (H / L) / 3,14×180
Ví dụ:
Độ dốc mái là 10%. H = 1m, L = 10m
=> alpha = arctan (1 / 10) / 3,14 x 180 = 5,7 độ.
Vậy góc dốc mái tôn 5,7 độ.
Những lưu ý khi tính độ dốc
- Kiểm tra xem tôn dùng để lợp mái là loại nào, loại 5 hay 10 sóng, sóng cao hay thấp. Có thể dùng tôn có sóng to để giảm được độ dốc mái tôn, dễ dàng thoát nước trong quá trình sử dụng.
- Đối với nhà xưởng mái tôn bên trong có chiều cao < 2,4m cần phải gia cố lại phần mái cho chắc chắn. Để nước được thoát ra nhanh nhất. Ngược lại nếu mái có chiều cao > 2,4 m cần phải bố trí thêm ống thoát nước riêng.
- Mái nhịp sẽ được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài tùy theo nhu cầu thiết kế của từng công trình và công nghệ. Nếu công trình có hệ thống thoát nước ở bên trong, thì cần phải có ống dẫn nước hoặc máng treo đặt ở trong phân xưởng. Bắt buộc phải có nắp đậy làm bằng bê tông và có thể tháo lắp dễ dàng cho máng thoát nước này.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tính độ dốc mái tôn sao cho hợp lý với từng công trình của bạn.
Xem thêm báo giá dịch vụ thi công mái tôn giá rẻ của TPNY